Biến chứng tiểu đường

Biến chứng tim mạch bệnh tiểu đường

11 Tháng Bảy, 2019

Khi bị tiểu đường, bạn có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn người bình thường. Đó là biến chứng do đái tháo đường gây ra, có thể gọi đó là bệnh tim mạch (CVD) hoặc bệnh mạch vành. Các chứng bệnh tim này có thể dẫn đến đau tim, suy tim và đột quỵ.

Có một sự thật là bệnh tim mạch cũng ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn. Khi lưu thông mạch máu kém sẽ làm cho các biến chứng tiểu đường khác trở nên tồi tệ hơn – như các vấn đề với mắt và bàn chân của bạn.

Đó là lý do tại sao việc chăm sóc tốt cho trái tim của bạn khi bị tiểu đường đóng vai trò quan trọng. Egada trong bài viết này, sẽ giải thích cụ thể hơn lý do tại sao bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch, và làm thế nào bạn có thể giảm nguy cơ này.

“Mỗi tuần bệnh tiểu đường gây ra 530 cơn đau tim và 680 cơn đột quỵ ở Anh.”

Tại sao tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim?

Nếu bạn có lượng đường máu cao trong một khoảng thời gian dài, thậm chí chỉ hơi cao, các mạch máu của bạn có thể bắt đầu bị tổn thương và điều này có thể dẫn đến các biến chứng tim mạch nghiêm trọng.

Hãy kiểm soát lượng đường trong máu để tránh biến chứng bệnh tim mạch.

Điều này là do cơ thể bạn đã dung nạp nhiều loại thực phẩm chứa nhiều đường một cách không hợp lý, dẫn đến, những hợp chất này sẽ bám vào các tế bào hồng cầu và tích tụ trong máu của bạn. Sự tích tụ này có thể ngăn chặn và làm hỏng các mạch mang máu đến và đi từ trái tim của bạn, làm cho tim thiếu oxy và chất dinh dưỡng.

Vì vậy, kiểm soát càng tốt và giữ mức HbA1c mục tiêu của bạn càng tốt sẽ giúp bảo vệ các mạch máu và trái tim của bạn luôn khỏe mạnh.

“Nếu bạn bị tiểu đường, mức HbA1c lý tưởng là 48mmol / mol (6,5%) hoặc thấp hơn.”

Hãy tìm hiểu về HbA1c của chính mình và tìm cách hạ thấp nó xuống nếu đang quá cao!

Kiểm soát bệnh tiểu đường và trái tim của bạn

Như đã nêu ở trên, lượng đường trong máu cao và sức khỏe của trái tim có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, không phải loại đường máu nào cũng gây tổn thương cho mạch máu. Các mạch máu còn bị tác động bởi hàm lượng cholesterol cao (mỡ trong máu) và huyết áp cao.

Vì vậy, bạn thể giúp các mạch máu ngăn ngừa tổn thương bằng cách:

Tạo thói quen kiểm tra HbA1C, mỡ máu và huyết áp của bạn ít nhất một lần một năm. Bởi đây là một phần của 15 yếu tố cần thiết giúp bạn luôn khỏe mạnh. Nếu bạn chưa biết cách kiểm tra, hãy bấm máy gọi cho chúng tôi và Egada sẽ giúp bạn nhận được những hướng dẫn chi tiết nhất khi mắc tiểu đường.

Tạo thói quen kiểm tra HbA1C, mỡ máu và huyết áp.

Bằng cách quản lý tốt 3 vấn đề này, bạn sẽ kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và bảo vệ bản thân khỏi các biến chứng về tim mạch. Nhưng hãy nhớ, có rất nhiều cách khác giúp bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Điều gì có thể gây ra các cơn đau tim

Trong bài viết này, Egada sẽ giải thích những gì có thể xảy ra trong cơ thể bạn dẫn đến các biến chứng về tim mạch.

Hãy bắt đầu với các mạch máu chính trong cơ thể bạn, đây là:

  • Động mạch – chúng mang máu ra khởi trái tim của bạn
  • Tĩnh mạch – chúng mang máu trở lại trái tim của bạn

Nếu các động mạch và tĩnh mạch này bị tổn thương, máu sẽ khó lưu thông hơn trong khắp cơ thể và đến các khu vực cần thiết

Cholesterol cao

Nếu cholesterol của bạn quá cao thì lượng chất béo dư thừa trong máu sẽ dính vào thành mạch máu. Theo thời gian, chất béo này cứng lại và được gọi là mảng bám. Mảng bám cứng có thể chặn các mạch máu, khiến không gian hẹp hơn và không còn chỗ cho máu chảy.

Hiện tượng này gọi là xơ cứng động mạch hoặc xơ vữa động mạch và là nguyên nhân phổ biến nhất của một cơn đau tim.

So sánh động mạch bình thường và động mạch bị xơ vữa.

Trong không gian hẹp hơn, dòng máu chảy chậm lại và khiến một số tế bào máu nhóm lại với nhau và đóng cục. Nếu một cục máu đông vỡ ra, nó sẽ đi qua các động mạch và tĩnh mạch, cho đến khi nó đến một phần quá hẹp để đi qua, làm cho cục máu đông đó bị chặn một phần hoặc hoàn toàn. Điều này có thể làm tim không được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng, dẫn đến đau tim.

“Có 1/4 số người phải nhập viện vì đột quỵ, đau tim hoặc suy tim bị tiểu đường do cholesterol cao.”

Huyết áp cao

Không chỉ máu lưu thông qua các mạch, mà các mảng xơ vữa cũng sẽ  cạnh tranh để chảy trong mạch máu. Theo thời gian, xơ vữa động mạch làm cho các thành mạch máu cứng hơn và kém đàn hồi hơn. Dẫn đến, bạn nguy cơ bị tăng huyết áp (huyết áp cao).

Huyết áp cao tiếp tục gây thêm áp lực cho các mạch máu. Đây là mối nguy hiểm do cholesterol và lượng đường trong máu cao.

Diện tích mạch máu co hẹp cũng tác động đến các bộ phận khác của cơ thể: tay hoặc chân của bạn. Đây là bệnh mạch máu ngoại biên (PVD) và nếu không được điều trị, cũng có thể dẫn đến nguy cơ cao bị cắt cụt chi.

Cách giảm biến chứng tim mạch bệnh tiểu đường

Tin tốt là bạn có thể giảm nguy cơ bị đau tim hoặc các bệnh khác về tim.

Đây là cách thực hiện:

  • Hãy đo HbA1C, huyết áp và cholesterol trong máu (mỡ máu) ít nhất mỗi năm 1 lần, khi làm quá trình đánh giá bệnh tiểu đường hàng năm của bạn. Từ đó, bạn sẽ có được lời khuyên và hỗ trợ của bác sĩ, giúp tầm soát các chỉ số đó luôn trong phạm vi mục tiêu
  • Đừng hút thuốc. Hút thuốc làm cho máu khó lưu thông, đặc biệt là máu tới tim. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy nhận tư vấn từ các dược sĩ của chúng tôi, họ có thể hỗ trợ bạn các phương pháp bỏ thuốc lá
  • Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh để bảo vệ trái tim của bạn. Hãy giảm lượng chất béo bão hòa khi ăn là cách tốt để bắt đầu cho chiến dịch bảo vệ trái tim
  • Hãy vận động cơ thể với một số bài tập phù hợp với thể lực thường xuyên
  • Nếu bạn thừa cân, hãy cố gắng giảm cân. Kiểm soát trọng lượng cơ thể trong ngưỡng cân nặng khỏe mạnh sẽ giúp giảm áp lực cho trái tim
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc giúp bảo vệ trái tim của bạn bằng cách ổn định huyết áp và bạn có thể dùng chúng ngay cả khi không gặp vấn đề về huyết áp.

Và nếu có bất kỳ cơn đau ngực hoặc đau khi đi bộ – hãy gọi 115 ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim.