Chế độ dinh dưỡng

Bật mí nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường 

6 Tháng Tám, 2019

Tiểu đường là bệnh mạn tính không thể chữa khỏi mà chỉ có thể cung cấp in-su-lin cho cơ thể thông qua việc tiêm hay uống thuốc. Vì thế, chế độ dinh dưỡng, ăn kiêng giữ một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ngăn chặn các biến chứng và hạn chế việc dùng thuốc.

Cùng xem bài viết dưới đây để xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Dinh dưỡng hợp lý là nền tảng của sức khỏe

Các thực phẩm ăn mỗi ngày sẽ tạo ra sự khác biệt trong quản lý chỉ số đường huyết và năng lượng cho cơ thể duy trì các hoạt động cả ngày. Theo các chuyên gia của Egada, trong chế độ ăn bệnh nhân tiểu đường cần có 6 nhóm thực phẩm chính sau:

  • Nhóm trái cây và rau xanh

Bị tiểu đường không có nghĩa là bạn không thể ăn trái cây. Đây là nhóm có lượng calo tự nhiên thấp và giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường, bạn nên sắp xếp các loại trái cây theo màu sắc cầu vồng,. Cách sắp xếp đó sẽ giúp bạn lựa chọn được các loại quả có nhiều vitamin và khoáng chất nhất có thể. Bạn nên hạn chế nước ép trái cây và sinh tố vì chúng không có nhiều chất xơ.

  • Nhóm thực phẩm giàu tinh bột

Trong tháp dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường bạn nên chọn những thực phẩm có glucose Index thấp như: bánh mỳ nguyên hạt, mì ống nguyên hạt, gạo lứt hoặc gạo nâu…. Những thực phẩm này cũng chứa nhiều chất xơ, giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt. Vì vậy, nếu muốn giảm cân bạn hãy cắt giảm cơm, bánh mì… trong thực đơn của mình. Tuy nhiên, chúng ta hãy cố gắng có một số thực phẩm tinh bột có chỉ số glucose Index thấp trong thực đơn mỗi ngày.

  • Nhóm thực phẩm giàu protein

Các loại hạt, đậu, trứng, thịt cá… giúp cơ bắp khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế các loại thịt đỏ. Bởi, chúng có thể khiến bạn đi đến với vạch đích biến chứng tim mạch hoặc ung thư nhanh hơn. Bạn nên ăn nhóm thực phẩm này mỗi ngày. Đối với các loại cá có nhiều dầu nên có ít nhất 1 – 2 phần mỗi tuần. Khuyến cáo nên ăn cá nhiều hơn thịt.

  • Nhóm thực phẩm từ sữa và các sản phẩm thay thế

Sữa, phô mai và sữa chua có hàm lượng canxi và protein cao – tuyệt vời cho xương, răng và cơ bắp của bạn. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường nên chọn các chất ít chất béo hơn. Khi chọn, bạn nên kiểm tra lượng đường bổ sung trong các loại ít chất béo. Tốt nhất nên dùng sữa chua không đường trộn với hoa quả mọng/sữa đậu nành Chúng ta nên bổ sung nhóm thực phẩm này đều đặn mỗi ngày để tăng cường canxi.

  • Nhóm dầu ăn và chế phẩm

Chất béo bão hòa lành mạnh tốt cho bệnh tiểu đường: dầu ô liu, dầu thực vật, dầu hạt cải, phết làm từ các loại dầu này và hạt bơ.

  • Nhóm thực phẩm giàu chất béo, muối và đường

Đây là nhóm thực phẩm ít dùng thường xuyên càng tốt. Các loại bánh quy, khoai tây chiên, socola, bánh ngọt, kem, bơ và đồ uống có đường ….. có lượng calo cao và tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, hãy ăn kiêng và thay thế bằng các loại thực phẩm khác ít calo. Tốt nhất bạn nên dùng nước lọc.

Nhóm này chứa các chất béo bão hòa không lành mạnh, không tốt cho cholesterol và tim mạch. Hoặc đó là thực phẩm quá nhiều muối cũng khiến bạn đứng trước nguy cơ đột quỵ hoặc huyết áp cao. Bạn không nên dùng quá 1 muỗng cafe muối mỗi ngày

Công thức tính và quy tắc dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường

Công thức tính định lượng thức ăn cho người tiểu đường

Để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả, bạn nên nắm vững 3 công thức tính định lượng thức ăn mỗi ngày sau đây.

Bước 1: Tính cân nặng khỏe mạnh của bản thân là bao nhiêu,

Bước 2: Tính nhu cầu dinh dưỡng của bản thân theo cân nặng khỏe mạnh

Bước 3: Chọn lựa thực phẩm và chế biến món ăn

Ví dụ: Nhu cầu năng lượng (NCNL) cho nữ cao 160, lao động trung bình

Cân nặng khỏe mạnh = (160 – 100) x 0,9 = 54kg

Nhu cầu năng lượng = 54 x 30kcal/kg/ngày = 1620kcal

Chất bột đường = [1620 x  60%] : 4 = 243g

Chất đạm = [1620 x  20%] : 4 = 81g

Chất béo = [1620 x  20%] : 9 = 36g

Quy tắc dinh dưỡng cho người tiểu đường

Tuân thủ các quy tắc dinh dưỡng cho người tiểu đường giúp bạn có thể kiểm soát cân nặng khỏe mạnh, các chỉ số đường huyết, hạn chế các nguy cơ biến chứng tiểu đường mức cao nhất có thể.

Quy tắc đĩa thức ăn: Đĩa thức ăn có đường kính = 25cm, chia thành 4 phần

2 Phần rau củ: Phần lớn rau củ xanh, carot, bắp cải, ớt chuông, 1 ít trái cây

1 Phần chất bột đường: Quinoa, yến mạch, gạo nâu, nui, mì, bánh mì…

1 Phần đạm: Cá, hạt đậu, hải sản, trứng gà, heo, bò…

1 Muỗng nhỏ dầu: 2ml

Thực đơn tham khảo cho bệnh tiểu đường

Mục đích của thực đơn ăn kiêng là không làm đường huyết tăng sau mỗi bữa ăn mà vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Bệnh nhân đái tháo đường nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, tốt nhất là từ 5 – 6 bữa/ngày.

Egada mách bạn 4 thực đơn cho bệnh tiểu đường mẫu dưới đây để đảm bảo sức khỏe mỗi ngày nhé!

Thực đơn dành cho bệnh nhân đái tháo đường có nhu cầu 1200kcal/ngày

Thực đơn dành cho bệnh nhân đái tháo đường có nhu cầu 1400kcal/ngày

Thực đơn dành cho bệnh nhân đái tháo đường có nhu cầu 1600kcal/ngày

Thực đơn dành cho bệnh nhân đái tháo đường có nhu cầu 1200kcal/ngày

Ngoài tham khảo 4 thực đơn trên, bạn có thể tự tạo cho mình một thực đơn mới phù hợp theo sở thích của bản thân. Bạn nên tham khảo công thức tính định lượng thức ăn dành cho người tiểu đường để tạo thực đơn cho riêng mình như Egada D, Tỏi Kim Cương Đông Á…

Top 17 loại thực phẩm tốt nhất cho bệnh tiểu đường

Sử dụng thực phẩm có lợi cho sức khỏe giúp đường huyết luôn ổn định và ngăn chặn những biến chứng. Egada sẽ cung cấp cho bạn 17 loại thực phẩm dành cho người bệnh tiểu đường, kể cả tiểu đường Type 1 và Type 2. Cụ thể:

Cá béo

Cá béo giàu axit béo omega 3, giúp làm giảm sự viêm nhiễm cũng như giảm thiểu nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ. Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi và cá trích giàu DHA và EPA, cực kỳ tốt cho tim mạch, bảo vệ các tế bào trên mạch máu, giảm thiểu viêm nhiễm và cải thiện chức năng của động mạch.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, những người thường xuyên ăn cá béo sẽ có rất ít nguy cơ bị bệnh tim. Ăn cá béo 5–7 ngày/tuần, liên tục 8 tuần đã giảm được đáng kể lượng triglyceride và các dấu hiệu viêm nhiễm.

Rau lá xanh

Các loại rau lá xanh cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc huyết áp cao khi hấp thụ nhiều vitamin C hơn sẽ giảm được các dấu hiệu viêm nhiễm và làm đường huyết tăng chậm hơn. Ngoài ra, trong rau lá xanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa (lutein và zeaxanthin) giúp bảo vệ mắt khỏi các biến chứng tiểu đường (đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng)

Quế

Giúp kiểm soát đường huyết, lượng cholesterol và triglyceride ở tiểu đường tuýp 2 tốt hơn. Đặc biệt, quế có tác dụng tăng độ nhạy in-su-lin cho cơ thể.

Trong một nghiên cứu, những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đã dùng quế trong 90 ngày có mức độ HbA1c (mức đường huyết trung bình trong 2–3 tháng) giảm gấp đôi so với bệnh nhân khác chỉ được nhận sự chăm sóc thông thường.

Trứng

Trứng có khả năng giảm thiểu các tác nhân gây bệnh tim và bảo vệ mắt sáng khỏe. Đồng thời, nó cũng giúp thúc đẩy kiểm soát mức đường huyết và giữ cho bạn no lâu hơn. Cụ thể, thường xuyên ăn trứng có thể giúp bạn hạ nguy cơ bị mắc bệnh tim, giảm viêm nhiễm, cải thiện độ nhạy in-su-lin và đồng thời tăng lượng cholesterol tốt HDL và giảm lượng cholesterol xấu LDL

Hạt chia

Có chứa hàm lượng lớn chất xơ, ít tinh bột đường tiêu hóa và có thể hạ huyết áp. Đồng thời, loại hạt này giúp giảm các cơn đói, tăng cảm giác no lâu, hỗ trợ bạn giữ cân nặng phù hợp.

Nghệ

Có chứa nhiều curcumin, có thể hạ mức đường huyết và giảm viêm nhiễm, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh về tim và thận. Hơn nữa, curcumin cũng có nhiều tác động tốt đối với bệnh thận ở người bị tiểu đường. Đây là một ưu điểm quan trọng vì bệnh tiểu đường luôn có nguy cơ gặp biến chứng về thận.

Sữa chua ít đường

Có tác dụng giữ cho mức đường huyết ổn định, giảm các nguy cơ mắc bệnh tim và hỗ trợ kiểm soát cân nặng nhờ vào lượng lợi khuẩn probiotic. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: sữa chua và những loại thực phẩm từ sữa khác sẽ hỗ trợ giảm cân và cải thiện tình trạng cơ thể của người bị tiểu đường tuýp 2.

Các loại quả hạch

Tất cả các loại quả hạch đều chứa chất xơ và rất ít tinh bột đường tiêu hóa. Thường xuyên ăn các loại quả hạch này có thể giảm sự viêm nhiễm, hạ thấp mức đường huyết, HbA1c và LDL.

Trong một nghiên cứu, những người bị tiểu đường ăn thêm 30g quả óc chó mỗi ngày đã cải thiện thể chất, giảm được cân và mức in-su-lin trong cơ thể. Đây là một phát hiện quan trọng vì những người bị tiểu đường tuýp 2 thường sẽ có nồng độ in-su-lin tăng cao, dễ dẫn tới béo phì. Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng, mức in-su-lin cao kinh niên còn làm tăng các nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm khác như ung thư và đãng trí.

Bông cải xanh

Nghiên cứu về bệnh nhân tiểu đường đã cho thấy bông cải xanh có thể làm hạ nồng độ in-su-lin và bảo vệ tế bào khỏi sự sản sinh các gốc tự do có hại trong quá trình trao đổi chất. Bên cạnh đó, bông cải xanh cũng rất giàu chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin, cực kỳ tốt cho mắt.

Dầu ô liu nguyên chất

Có chứa axit oleic – loại chất béo đơn không bão hòa đã được chứng minh là cải thiện mức triglyceride và cholesterol tốt HDL, rất tốt cho bệnh tiểu đường tuýp 2. Dầu ô liu cũng có thể làm đầy lượng hormone GLP-1. Theo kết quả phân tích 32 nghiên cứu về nhiều loại chất béo, chỉ có dầu ô liu được chứng minh là có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Dầu ô liu còn chứa chất chống oxy hóa polyphenol – giúp giảm viêm tấy, bảo vệ tế bào mạch máu, giữ cho cholesterol LDL tránh bị oxy hóa và hạ huyết áp.

Hạt lanh

Là một thực phẩm cực kỳ có lợi cho sức khỏe. Một phần chất xơ không hòa tan của hạt lanh được tạo ra từ lignan (tương tự estrogen và có chất chống oxy hóa), sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và hỗ trợ kiểm soát mức đường huyết tốt hơn. Qua một nghiên cứu, những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 ăn hạt lanh trong vòng 12 tuần đã có những cải thiện đáng kể về HbA1c. Hạt lanh có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ và người bệnh sẽ không còn cần dùng quá nhiều thuốc chống đông máu. Ngoài ra còn chứa hàm lượng cao chất xơ hòa tan, cải thiện sức khỏe đường ruột, độ nhạy in-su-lin và no lâu hơn.

Giấm táo

Giấm táo có khả năng cải thiện độ nhạy in-su-lin và làm đường huyết tăng chậm hơn. Đồng thời, giấm táo cũng giúp làm giảm đi 20% tác động của lượng tinh bột đường trong bữa ăn lên mức đường huyết.

Kết quả từ một nghiên cứu cho biết: thường xuyên dùng giấm táo trước khi ngủ đã giảm được 6% tốc độ tăng đường huyết, làm chậm quá trình thức ăn rời khỏi dạ dày khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Tuy nhiên, dùng giấm táo sẽ có hại cho những người đang bị liệt dạ dày – tình trạng dạ dày không hoạt động bình thường. Để kết hợp giấm táo và chế độ ăn uống, bạn hãy bắt đầu dùng với một ly nước có pha 5ml giấm táo mỗi ngày.

Dâu tây

Dâu tây chứa nhiều chất chống oxy hóa anthocyanin, giảm lượng cholesterol và in-su-lin sau mỗi bữa ăn. Đồng thời chất này cũng cải thiện đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở người bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Một phần ăn khoảng 150g dâu tây sẽ chứa 49 calo và 4g chất xơ trong 11g tinh bột đường. Phần ăn này cung cấp đủ 100% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày và cả những chất chống viêm có lợi cho tim mạch.

Tỏi

Làm giảm lượng đường trong máu, viêm nhiễm, cholesterol LDL và huyết áp ở những người bị tiểu đường. Một số nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giảm viêm nhiễm, đường huyết cũng như cholesterol xấu LDL ở người bị tiểu đường tuýp2. Chúng cũng có hiệu quả trong việc hạ huyết áp. Qua một nghiên cứu, những người không kiểm soát được chứng cao huyết áp được cho dùng tỏi đen trong vòng 12 tuần và huyết áp đã giảm đi trung bình 10 đơn vị. Một tép tỏi sống chỉ chứa khoảng 4 calo và 1g tinh bột đường.

Các loại bí

Trong bí có chứa những chất chống oxy hóa có lợi, có thể giúp hạ đường huyết và in-su-lin trong cơ thể. Rất nhiều loại bí mùa đông (bí đỏ, bí ngô) có hàm lượng cao lutein và zeaxanthin – ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 sau khi dùng chiết xuất từ bí mùa đông đã giảm đáng kể lượng đường trong máu, giảm béo phì và nồng độ in-su-lin. Tuy nhiên, bí mùa đông sẽ có lượng tinh bột đường cao hơn so với bí mùa hè. Vậy nên cần có chế độ ăn hợp lý.

Tỏi đen – “Siêu thực phẩm” dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường

Với hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao gấp 16 lần so với Tỏi tươi (hàm lượng SAC, Polyphenol cao và có tới 18 loại acid amin cần thiết cho cơ thể) Tỏi đen được đánh giá là thực phẩm chăm sóc sức khỏe tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Theo Giáo sư – Tiến sĩ, Nhà giáo nhân dân Phạm Thanh Kỳ – nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội cho biết, với chỉ số ORAC (Oxygen Radical Absorbance Capacity – đánh giá khả năng hấp thụ gốc tự do chứa oxygen) cao, sử dụng để chống lão hóa, tỏi đen giúp triệt tiêu các gốc tự do trong tế bào, hạn chế và làm chậm quá trình lão hóa, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, mỡ máu, huyết áp, tim mạch, … Nhờ quá trình lên men, tỏi đen có mùi vị hấp dẫn, dễ sử dụng, không để lại mùi khó chịu như tỏi sống.

Dây thìa canh

Về dược tính, trong Thìa canh các thành phần có tính kích thích dạ dày, lợi tiểu, bổ dưỡng và làm giảm đường trong máu. Ngoài ra nó còn có tác dụng này gây ức chế thần kinh cao hơn là tương tác hóa học.

Top 11 loại đồ uống tốt cho bệnh tiểu đường

Kẻ giết người thầm lặng – đái tháo đường, đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Để phòng bệnh bạn nên có một chế độ ăn uống cùng cách sống lành mạnh. Nhưng cũng không nên bỏ qua các loại thức uống dưới đây nhé:

Nước ép rau củ

Đây là loại nước ép rất hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Các thành phần có trong nước ép rau củ, chẳng hạn như cà rốt, là chất điều hòa và làm giảm lượng đường cao trong máu. Bên cạnh đó, uống loại nước ép này một hoặc hai lần mỗi ngày cũng hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra của bệnh tiểu đường.

Trà lá xoài

Theo nhiều chuyên gia y tế, lá xoài chứa một số khoáng chất và chất chống oxy hóa, cải thiện khả năng hấp thụ in-su-lin của tế bào cũng như điều chỉnh việc sản xuất in-su-lin, từ đó kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.

Uống loại trà này trước khi ăn sáng mỗi ngày, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh đái tháo đường.

Nước tỏi tây

Với tính chất ít natri và không có chất béo bão hòa hay cholesterol, tỏi tây đặc biệt có ích cho bệnh nhân tiểu đường. Đây còn là một nguồn cung cấp chất xơ cho thực đơn hàng ngày của người bệnh. Nếu không ăn trực tiếp mà dùng nước ép thì các chất dinh dưỡng có trong tỏi tây cũng sẽ phát huy hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường.

Nước ép củ cải

Uống nước ép củ cải đường là một trong những cách hiệu quả nhất để làm giảm hội chứng chuyển hóa – yếu tố rủi ro dẫn đến sự tăng vọt các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Các hợp chất có trong củ cải đường có thể quản lý được sự gia tăng đột ngột của lượng đường trong máu. Lời khuyên là nên uống nước ép củ cải đường mỗi ngày một lần.

Nước ép mướp đắng

Mướp đắng có tác dụng kích hoạt in-su-lin trong cơ thể, từ đó ngăn chặn sự chuyển đổi hình thành chất béo. Giúp điều chỉnh lượng đường cao trong máu,hỗ trợ hạn chế bệnh tiểu đường,

Nước ép bưởi

Với nhiều hoạt chất chống oxy hóa khác nhau, quả bưởi có khả năng làm giảm lượng đường trong máu và kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường một cách tự nhiên.

Nước ép cà chua

Dùng nước ép cà chua mỗi ngày một lần giúp cân bằng lượng đường trong máu nhờ vào lycopene – một chất chống oxy hóa mạnh mẽ.

Hỗn hợp nước táo lên men, mật ong và quế

Trong giấm táo chứa chất chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Tương tự, mật ong có chứa một số enzyme mạnh mẽ, giúp điều chỉnh sự mất cân bằng in-su-lin. Trong khi đó, quế có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu. Sử dụng hỗn hợp này rất có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường

Nước ép cỏ lúa mì

Cỏ lúa mì có chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào như vitamin, khoáng chất, sắt, canxi và axit amin. Ngoài khả năng quản lý bệnh tiểu đường, cỏ lúa mì còn góp phần củng cố hệ miễn dịch, giảm cholesterol và cân bằng nồng độ huyết sắc tố hemoglobin. Cỏ lúa mì cũng rất hữu ích trong việc ngăn ngừa một số vấn đề sức khỏe liên quan đến liên quan đến mắt do bệnh tiểu đường gây ra.

Đậu bắp và nước gừng

Đậu bắp rất giàu chất xơ và vitamin, có thể điều chỉnh lượng đường trong máu. Tương tự, gừng như một loại thảo mộc có chứa polyphenol cũng có thể làm giảm mức đường huyết, hạn chế một số triệu chứng tiểu đường. Sử dụng nước ép đậu bắp và gừng mỗi ngày trước bữa sáng và duy trì trong vòng một tháng để mang lại hiệu quả tối ưu.

Trà hoa cúc

Hàm lượng chất chống oxy hóa cao và 0% calo đã khiến trà hoa cúc trở thành một trong những thức uống tốt nhất cho người bệnh tiểu đường.

Dùng trà hoa cúc thường xuyên giúp giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa tổn thương thần kinh và hệ thống tuần hoàn, phòng tránh biến chứng gây bệnh thận và mù lòa. Uống trà hoa cúc hai lần mỗi ngày để có kết quả cao nhất.

Các loại thực phẩm bệnh tiểu đường nên tránh

Các loại thực phẩm ngọt: Đặc biệt là vị ngọt nhân tạo, người mắc bệnh tiểu đường cần kiêng tuyệt đối. Vì tiểu đường là tình trạng cơ thể người bệnh có lượng đường trong máu đã vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép.

  • Tinh bột:

Những người bị tiểu đường luôn luôn được khuyến cáo không nên ăn nhiều cơm trong mỗi bữa. Kể cả các thực phẩm phở, bún cũng cần phải hạn chế. Thay vào đó có thể sử dụng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc có lợi khác.

  • Đồ ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa – trans, cholesterol:

Hãy loại bỏ ngay nhóm thực phẩm này ra khỏi chế độ dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường. Bởi, nhóm chất béo này cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cao nhất. Chúng có thể khiến bạn tăng cân, khó kiểm soát được đường huyết. Vì thế, người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế thịt mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa; thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như sữa dừa, nước cốt dừa, kem,…

Ngoài ra, bạn nên tránh các loại thực phẩm có chứa chất béo trans như dầu ăn đã chiên đi chiên lại; thực phẩm đóng hộp sẵn như bánh nướng, xúc xích, đồ đông lạnh, bánh ngọt, những loại thức ăn nhanh như lạp sườn, mì tôm, khoai tây chiên,…

  • Trái cây khô:

Tuy có chứa chất xơ và thành phần dinh dưỡng cao nhưng các loại trái cây khô lại có lượng đường tự nhiên khá nhiều, cần tránh sử dụng.

  • Sữa:

Chứa nhiều chất béo mà những thành phần này sẽ làm giảm đề kháng in-su-lin, không tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Nếu cần có thể thay thế bằng các loại sữa không đường, ít béo.

  • Rượu bia, những loại đồ uống có cồn, các thực phẩm chứa chất kích thích:

Đây là những loại đồ uống mà các bệnh nhân tiểu đường tuyệt đối tránh xa. Bởi, các thức uống này khi kết hợp cùng những loại thức ăn có đường khác, sẽ khiến lượng đường trong máu gia tăng nhanh mà không kiểm soát được.

Những quan điểm sai lầm về chế độ dinh dưỡng tiểu đường

Quan niệm 1: Tôi không thể ăn trái cây nếu bị tiểu đường

Mặc dù chúng ta biết trái cây và rau quả tốt, nhưng người mắc bệnh tiểu đường thường nói rằng họ không thể ăn. Bởi, họ nghĩ trái cây quá ngọt hoặc chứa đường. Tất cả các loại trái cây đều chứa đường tự nhiên, rất giàu các vitamin, khoáng chất và chất xơ.

  • Tại sao trái cây và rau quả rất tốt cho chúng ta?

Ăn trái cây và rau quả làm giảm nguy cơ bệnh tật, bao gồm huyết áp cao, bệnh tim, đột quỵ, béo phì và một số bệnh ung thư.
Điều quan trọng: người mắc bệnh tiểu đường nên ăn trái cây và rau quả vì chúng có tác động tốt đến sức khỏe của họ.
Trái cây và rau quả có sự kết hợp tốt giữa chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chúng rất tốt cho đường ruột và sức khỏe của bạn nói chung – vì vậy sẽ rất hợp lý khi bạn ăn nhiều rau củ quả

  • Những người mắc bệnh tiểu đường có nên cắt giảm trái cây vì hàm lượng đường?

Tầm soát bệnh tiểu đường có liên quan đến việc quản lý đường huyết, mỡ máu, huyết áp và cân nặng của bạn. Và trái cây và rau quả có thể đóng một vai trò tích cực trong tất cả những điều này.
Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân tiểu đường lo ngại vì trái cây có chứa đường. Hoa quả làm cho đường huyết của bạn tăng lên. Trên thực tế, hầu hết các loại trái cây đều có chỉ số đường huyết từ thấp đến trung bình. Vì vậy, chúng không làm tăng mạnh lượng đường trong máu của bạn so với các loại thực phẩm có chứa carbohydrate khác như bánh mì.

Lời khuyên của Egada: hãy giữ một cuốn nhật ký thực phẩm để kiểm tra xem bạn đang ăn bao nhiêu trái cây và rau quả.

Quan niệm 2: Người bị tiểu đường có nên tránh nước ép trái cây?

Nước ép trái cây có thể chứa nhiều đường tự nhiên và vì chúng có ít chất xơ hơn so với trái cây nguyên quả. Vì thế, nước ép trái cây không có lợi cho người tiểu đường bằng hoa quả thô.

Mặc dù bạn có thể uống nhiều nước trái cây trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng sau cùng, đây là việc làm có hại cho sức khỏe người tiểu đường. Bởi, cơ thể có thể nạp rất nhiều carbs trong khoảng thời gian đó. Điều này có thể dẫn đến mức đường huyết tăng lên và cân nặng của bạn về lâu dài.

Đó là lý do tại sao bạn nên ăn trái cây thô và tránh các loại nước ép. Nhiều người có xu hướng uống nước trái cây trong bữa ăn. Nhưng Egada khuyên bạn: nếu bạn dùng nước ép trái cây trong bữa ăn thì hãy xem cách giảm carbohydrate ở thực phẩm khác. Và chỉ nên giới hạn tối đa 1 ly nhỏ mỗi ngày.

Quan niệm 3: Đường gây ra bệnh tiểu đường

Có hai loại tiểu đường chính – tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1 là do các tế bào sản xuất in-su-lin trong tuyến tụy bị phá hủy bởi hệ thống miễn dịch. Đường không phải là cội nguồn của vấn đề gây ra bệnh.

Với bệnh tiểu đường tuýp 2, đường không trực tiếp gây bệnh nhưng có thể gây thừa cân. Bạn tăng cân khi nạp nhiều calo hơn nhu cầu của cơ thể. Các thực phẩm và đồ uống có đường chứa nhiều calo là lý do khiến vòng eo của bạn tăng số. Tức là bạn đang tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, tiểu đường tuýp 2 rất phức tạp và đường dường như không phải là lý do duy nhất khiến tình trạng này phát triển.

Quan điểm 4: Nếu tôi bị tiểu đường, tôi có thể ăn đường không?

Bị tiểu đường không có nghĩa là bạn phải áp dụng hoàn toàn chế độ ăn kiêng. Tất cả chúng ta đều thích thỉnh thoảng ăn thực phẩm có đường. Sở thích này không những không gây vấn đề cho sức khỏe mà còn là một yếu tố giúp cân bằng dinh dưỡng. Và thậm chí đối với một số người mắc bệnh tiểu đường, đồ uống có đường hoặc viên glucose là điều cần thiết để điều trị chứng hạ đường huyết, khi mức đường huyết xuống quá thấp.

Tuy nhiên, nếu bạn đang ăn quá nhiều đường, có thể dẫn tới gây hại cho sức khỏe của chính mình. Thừa cân có thể gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường và tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim và đột quỵ trong tương lai.

Quan điểm 5: Tôi có nên ngừng ăn đường hoàn toàn?

Bạn không cần phải cắt bỏ hoàn toàn đường ra khỏi chế độ ăn kiêng. Đường được tìm thấy tự nhiên trong trái cây, rau và thực phẩm từ sữa…. những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, lượng đường bổ sung ở các thực phẩm như bánh quy, socola, nước sốt… chúng ta cần phải cắt giảm. Nếu có sở thích dùng nước ép trái cây ban chỉ nên uống một ly nhỏ – 150ml – một ngày vì có chứa nhiều đường và calo.

Quan điểm 6:  Tôi nên ăn bao nhiêu đường là đủ?

Tất cả chúng ta nên giảm một nửa lượng đường xuống còn khoảng 25g mỗi ngày – tương đương với 5 muỗng cà phê mỗi ngày

Quan điểm 7: Làm thế nào tôi có thể giảm lượng đường của chính mình mỗi ngày?

Những thay đổi đơn giản có thể làm giảm đáng kể lượng đường bổ sung vào cơ thể trong chế độ ăn uống của bạn.
Thay vì các thanh sô cô la, kẹo, bánh ngọt và bánh quy thông thường, hãy biến trái cây trở thành món ăn vặt mà bạn lựa chọn.

Hãy thử sữa chua tự nhiên trộn với trái cây xắt nhỏ hoặc một nắm nhỏ các loại hạt thay vì sữa chua có đường.

Thử nghiệm với việc cắt giảm lượng đường bạn sử dụng mỗi ngày trong các công thức nấu ăn – hầu hết các món ăn sẽ vẫn giữ nguyên hương vị mà rất tốt cho sức khỏe.

Hãy thử chất làm ngọt nhân tạo thay cho đường.

Chọn đồ uống có ga dành cho người ăn kiêng và không thêm đường vào đồ uống (thay vì thói quen có cho đường trước kia). Đồ uống có đường được sử dụng tốt nhất như là một điều trị cho hypose.

Hãy tự nấu ăn thay vì dùng các thực phẩm chế biến sẵn.

Khi mua sản phẩm nên kiểm tra thành phần chất béo và lượng đường trên bao bì.